Biến chứng của bệnh gout xảy ra khi tình trạng bệnh gout không được kiểm soát kịp thời và trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, như là gãy xương, bệnh thận, gây tàn phế, suy giảm chức năng thận hoặc đột quỵ…
Bệnh gout có nguy hiểm không?
Thực chất, bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và tiếp nhận điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh để lâu, gout sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho cơ thể người bệnh.
Gout là một căn bệnh liên quan đến cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay, là một dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ acid uric dư thừa trong máu. Bệnh gout gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, dư đạm, thừa cân béo phì, lạm dụng rượu bia,…
Bệnh gout khiến người bệnh cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động, vận động thể chất cũng bị cản trở vì các cơn đau viêm khớp. Tuy nhiên, khi bệnh gout còn ở giai đoạn cấp tính, người bệnh hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm bằng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Biến chứng bệnh gout xảy ra với những bệnh nhân bị bệnh gout mãn tính, người lớn tuổi có người bệnh nền, sức đề kháng kém, những người bệnh không tuân theo các phương pháp điều trị, có những thói quen xấu khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Và dù gout là một bệnh xương khớp lành tính, biến chứng bệnh gout phổ biến gồm gãy xương, sỏi thận, đái tháo đường đều là những bệnh lý nguy hiểm có thể gây tàn phế suốt đời, đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh.
Bệnh gout được chia thành nhiều giai đoạn. Trong trường hợp bệnh gout không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, các tinh thể urat sẽ ngày càng phát triển, tích tụ ở các khớp và dưới da , ở những cơ quan trong cơ thể, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.
Các biến chứng của bệnh gout
Biến chứng do hạt tophi
Theo thời gian, khi các tinh thể urat được sản sinh không ngừng và dần được tích tụ tạo thành các cục tophi. Những cục tophi này thường xuất hiện dưới da ở ngón chân cái, mu bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay…với nhiều kích thước khác nhau, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp, gây viêm, sưng đau khớp, phá hủy sụn khớp và biến dạng khớp. Khu vực xung quanh các vùng hạt tophi có hiện tượng nóng, mềm, hạt bị sưng đau.
Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và mất dần khả năng vận động. Đặc biệt, các cục tophi lớn hơn có thể gây viêm loét các tổ chức mô mềm dưới da hoặc bị vỡ ra và chảy dịch trắng đục, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng máu, hoại tử khớp, tàn phế…
Biến chứng tại thận
Việc dư thừa acid uric trong thời gian dài sẽ dẫn sự kết tủa muối urat. Từ đó, tạo ra sỏi acid uric trong thận. Những viên sỏi urat, hay còn gọi là sỏi thận này gây tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận, đi tiểu ra máu do sự chà sát của sỏi,…
Ngoài ra, sự lắng đọng tinh thể urat tại thận trong thời gian dài sẽ gây tổn thương và viêm nhiễm, dẫn đến suy thận mạn tính. Đây là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bị gout mãn tính. Các khối sỏi làm tăng nguy cơ tổn thương thận, thậm chí để lại sẹo khiến cho thận bị suy giảm chức năng, và là tiền đề của suy thận.
Biến chứng tim mạch
Các vấn đề liên quan tim mạch là một cảnh báo lớn đối với người bệnh gút. Dù gout không trực tiếp gây ra bệnh về tim mạch nhưng khi acid uric khiến tích tụ các tinh thể urat, hình thành các cục máu đông sẽ là một yếu tố nguy cơ đối với tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch gia tăng rủi ro đau tim và đột quỵ ở người.
Biến chứng bệnh gout liên quan đến tim mạch rất nguy hiểm vì người bệnh sẽ có nguy cơ bị suy tim, dẫn đến tử vong.
Gãy xương, giảm mật độ xương
Người bị gout còn bị làm giảm mật độ xương bởi vì tình trạng viêm sưng tại các khớp, xuất hiện hạt tophi làm tổn hại trực tiếp đến xương, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác về xương khớp, điển hình là loãng xương, biến chứng gãy xương.
Gout làm tăng nguy cơ gãy xương do tính chất của xương bị tác động xấu từ viêm, sưng do acid uric kết tủa. Việc phát triển hạt tophi cũng là một trong số các nguyên nhân gây tổn thương đến xương, làm xói mòn xương.
Gây ra các vấn đề về mắt
Các tinh thể acid uric bên cạnh các biến chứng kể trên, còn có thể ảnh hưởng đến thị giác, bằng việc tác động xấu lên mí mắt, giác mạc và mống mắt, khô mắt, đục thuỷ tinh thể,…