Yêu thích
Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Menu
Menu

Bài viết

01. Cơ xương khớp 13. Khác

4 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH GOUT

Gout (gút) là căn bệnh liên quan đến xương khớp phổ biến, gây ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Bệnh gout tiến triển thông qua 4 giai đoạn. Tương ứng với mỗi giai đoạn của bệnh gout mà các dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau.

4 giai đoạn của bệnh gout

Bệnh gout tiến triển thông qua 4 giai đoạn

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, người bệnh gout chưa có biểu hiện rõ các triệu chứng, nồng độ acid uric trong máu tăng vượt ngưỡng 6.0, chưa xuất hiện tình trạng viêm khớp. 

Giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ, nên thông thường các bác sĩ sẽ đề xuất điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường tập thể dục, hạn chế các thực phẩm giàu purin để đảm bảo và kiểm soát nồng độ acid uric trở về ngưỡng bình thường.

Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn gout cấp tính, các triệu chứng đã rõ ràng và dễ nhận thấy, như xuất hiện các cơn đau khớp dữ dội. Các cơn đau thường kéo dài khoảng 3 đến 10 ngày, sau đó các triệu chứng lại giảm dần, có thể xuất hiện vài tháng hoặc vài năm một lần. 

Lúc này người bệnh cần đi khám và có phương pháp điều trị hợp lý để tránh tình trạng bệnh trở nặng.

Giai đoạn 3

Đến giai đoạn này thì các cơn đau khớp sẽ xảy ra thường xuyên hơn do các tinh thể urat tích tụ ngày càng nhiều trong khớp khiến phần khớp đau nhiều và viêm sưng to hơn. Các cơn đau sẽ khởi phát ngày càng gần nhau, tình trạng đau khớp diễn ra nhiều dần.

Giai đoạn 4

Lúc này tình gout chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, dần xuất hiện các biến chứng tại các nơi có ổ khớp. Một số người xuất hiện các nốt tophi (là những u sần xung quanh khớp bị gout, chứa tinh thể urat tích tụ quanh khớp). Các hạt tophi này hình thành và phát triển quanh khớp gây chèn ép, biến dạng các khớp.

Nếu không điều trị sớm, biến chứng không phục hồi do gout giai đoạn 4 có thể phát triển, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng vận động của xương khớp.

Triệu chứng bệnh gout sớm

Người bị gout có triệu chứng sốt nhẹ

Nhận biết bệnh gout sớm sẽ giúp người bệnh thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng, chuyển biến sang giai đoạn xấu của bệnh.

Các triệu chứng bệnh gout sớm thường xuất hiện ở khớp đầu gối, khớp bàn chân, khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay hay mắt cá chân,… cụ thể như:

Khó chịu đau đớn kéo dài

Người bị gout có thể bị thức giấc giữa đêm vì vùng khớp viêm gây ra những cơn đau nhói nghiêm trọng. Sau khoảng 12 – 24 giờ, triệu chứng đau mới phát triển nhanh chóng và thực sự gây đau đớn nặng.

Với một số người, cơn đau nhức khớp có thể chỉ xuất hiện trong khoảng 4 – 12 giờ kể từ khi khởi phát, sau đó giảm dần. Nhưng một số bệnh nhân khác cơn đau lại kéo dài đến vài tuần, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị sớm, tình trạng viêm khớp gout sẽ lan rộng, gây ảnh hưởng tới nhiều khớp trong cơ thể.

Sốt, cơ thể mệt mỏi

Người bị gout có triệu chứng do cơn viêm khớp gây nên, khiến người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ có thể không ổn định, kéo dài, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Viêm và đỏ vùng khớp bị gout

Vùng khớp bị gout gây viêm sẽ có biểu hiện sưng, mềm, tấy đỏ, có cảm giác nóng ấm. Ngoài ra, do sưng tích tụ dịch nên vùng da bao bọc quanh khớp bị bệnh sáng bóng, căng hơn, đôi khi còn bị bong tróc.

Hạn chế chuyển động

Qua thời gian, triệu chứng viêm khớp phát triển, các cơn đau sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động. Khi gout xuất hiện ở các khớp chân sẽ khiến bệnh nhân khó đi lại, lười vận động hơn và bệnh gout sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Xuất hiện nốt sần tophi

Nhiều người bệnh gout xuất hiện các nốt u sần quanh khớp bị gout, hay còn gọi là nốt tophi. Thực chất trong các nốt này là chất lỏng dạng mủ, có chứa tinh thể urat tích tụ quanh khớp gây gout. Các nốt này không gây đau đớn, nhưng do phát triển ở các khớp nên có khả năng chèn ép, gây biến dạng khớp vĩnh viễn.

Cách hạn chế, phòng ngừa bệnh gout sớm

Để phòng ngừa bệnh gout sớm, mỗi người có thể duy trì các thói quen sinh hoạt điều độ hàng ngày để hạn chế các triệu chứng của bệnh gout.

Người béo phì có nguy cơ bị gout

Giảm cân

Những người có tình trạng béo phì, mỡ máu rất có nguy cơ bị gout. Người béo phì, mỡ máu thường sẽ dễ dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Việc duy trì vóc dáng cân đối, chỉ số BMI ở mức tiêu chuẩn sẽ giúp đảm bảo sức khỏe vừa ngăn ngừa những cơn gout tấn công.

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể của bạn. Khi cơ thể nạp vào một lượng nước lớn sẽ giúp loại bỏ các acid uric dư thừa theo đường bài tiết nước tiểu. Điều này cũng giúp giảm thiểu các đợt khởi phát viêm do bệnh gout, tình trạng đau đớn do viêm khớp  cũng bớt nghiêm trọng hơn.

Thường xuyên tập thể dục

Các cơn đau do gout khiến người bệnh có xu hướng lười vận động, điều này càng khiến tinh thể uric tích tụ ngày càng nhiều hơn, gây viêm đau nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bị gout cần được hướng dẫn, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên để giảm triệu chứng gout, duy trì cân nặng tốt.

Lưu ý chế độ ăn uống

Người bị gout cần ăn uống hợp lý

Người có nguy cơ hay có dấu hiệu bị gout sớm cần có một chế độ ăn uống hợp lý với các nhóm thực phẩm có hàm lượng purin ở mức cho phép có thể nạp vào cơ thể. Hạn chế các thực phẩm sẽ khiến acid uric tích tụ trong máu nhiều hơn, tăng triệu chứng bệnh gout như: rượu bia, thức uống có cồn, nội tạng động vật, thịt đỏ các loại,…

Bệnh gout không phải là bệnh hiếm gặp, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nguy hiểm hòa toàn có thể gây tàn phế suốt đời. Do đó khi phát hiện triệu chứng bệnh gout sớm, hãy sớm đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

To top