Yêu thích
Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Menu
Menu

Bài viết

01. Cơ xương khớp 13. Khác

PHỤ NỮ CÓ BỊ GOUT KHÔNG? BỆNH GOUT Ở PHỤ NỮ

Nhắc tới bệnh gout mọi người chỉ nghĩ đây là căn bệnh của nam giới, tuy nhiên đây cũng là căn bệnh của phụ nữ. Qua độ tuổi tiền mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh gout ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gout ở phụ nữ.

Gout là gì?

Gout là gì
Gout là bệnh xương khớp phổ biến

Gout (gút) là căn bệnh liên quan đến xương khớp phổ biến, gây ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Lượng axit uric trong máu tăng cao lâu ngày dẫn đến việc hình thành các tinh thể urat, đọng lại ở các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, bàn tay, đầu gối, mắt cá chân… gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Gout cấp thường xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát.

Nồng độ acid uric trong máu trung bình sẽ dao động trong khoảng: 210 – 420 mmol/L ở nam giới và 150 – 360 mmol/L đối với nữ giới. Khi nồng độ acid uric trong máu cao hơn giới hạn này, nghĩa là cơ thể đang sản sinh ra quá nhiều acid uric hoặc chức năng thận suy giảm không đào thải được acid uric và dẫn đến gout.

Nguyên nhân bệnh gout?

Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính:

Nguyên phát (hay còn gọi là vô căn)

Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp, chưa rõ chính xác nguyên nhân nhưng gắn liền với yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Người bị bệnh gout do nguyên phát có quá trình tổng hợp purin nội sinh làm tăng acid uric quá mức. 

Thứ phát

Là tình trạng tăng acid uric máu do các rối loạn về gen (là do di truyền) hay xuất phát từ một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout ở phụ nữ

Trong thời kỳ mãn kinh (thông thường từ 51 tuổi trở lên), cơ thể của người phụ nữ cắt giảm sản xuất hormone estrogen, hợp chất giúp thận bài tiết acid uric, dẫn đến nồng độ axit uric trong máu của phụ nữ dần tăng lên. Sau thời gian dài nồng độ acid uric trong máu đạt đến điểm hình thành các tinh thể urat gây ra bệnh gout. 

Bệnh gout xuất hiện ở nữ giới thường âm thầm và ít dữ dội hơn nam giới nhưng lại dễ xuất hiện các cục tophi. Điều này khiến bệnh nhân chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu ban đầu của bệnh, và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp khác, dẫn đến hướng điều trị sai và điều trị muộn, gây ra những hậu quả và biến chứng nặng nề cho bệnh nhân gout như: Biến dạng tay chân, viêm cầu thận, suy thận…

Triệu chứng bệnh gout ở phụ nữ

Bệnh gout ở phụ nữ cũng có các triệu chứng chung như ở các đối tượng khác

Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm. 

Một vài dấu hiệu phổ biến dễ thấy của bệnh gout bao gồm:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.
  • Cơn đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
  • Khớp sưng và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
  • Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gout tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

Bệnh gout ở phụ nữ cũng có các triệu chứng chung như ở các đối tượng khác:

  • Ở giai đoạn đầu, uric acid tăng, nhưng lúc này chưa xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nên khó có thể phát hiện được bệnh.
  • Khớp đau đột ngột, dữ dội: Giai đoạn gout cấp tính, người bệnh cảm thấy đau đột ngột và sưng khớp, nóng khớp do axit uric đã tạo nên các tinh thể ở khoang khớp. Các cơn đau đau thường xuất hiện về đêm hoặc khi người bệnh gặp các vấn đề như: Stress, uống rượu và một số bệnh nào đó mới khởi phát. Sau khoảng 3-10 ngày, cơn đau có thể giảm dù có điều trị hay không và đôi khi không tái phát cơn đau tiếp theo trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau đó.
  • Giữa các đợt đau khớp: Người bệnh không nhận thấy triệu chứng gì và các chức năng của khớp vẫn bình thường.
  • Giai đoạn gout mãn tính: Giai đoạn khó chịu nhất và kéo dài trong nhiều năm. Các cơn đau gout sẽ đến thường xuyên. Sau một thời gian sẽ xuất hiện các hạt Tophi quanh khớp, dưới da và sưng lên thành cục. Hạt này có thể vỡ và cần được điều trị sớm.

Đặc biệt đối với nữ giới bị bệnh gout thường có xu hướng phát triển bệnh đầu tiên ở đầu gối, ngón tay, cổ tay, đầu ngón tay nhưng cơn đau thường xuất hiện chậm hơn so với ở nam giới và khả năng bị tấn công nhiều khớp ở giai đoạn đầu mắc bệnh.

Cách phòng và điều trị bệnh gout ở phụ nữ

thay đổi lối sống
Điều trị gout bằng cách điều chỉnh lối sống

Bệnh gout hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu như biết cách điều trị và điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hợp lý:

  • Khi các cơn đau bùng phát, người bị bệnh gout có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và viêm như colchicine hay thuốc allopurinol giúp ức chế sự hình thành acid uric, các thuốc kháng viêm không steroid, các thuốc giảm đau khác được bác sĩ cân nhắc sử dụng điều trị 
  • Kiên trì tuân thủ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng các thực phẩm có hàm lượng purin cao như như nội tạng động vật, hải sản, một số loại đậu, thịt… Bỏ thuốc lá, kiêng rượu bia và các chất kích thích giúp cải thiện bệnh.
  • Thường xuyên luyện tập sức khỏe lành mạnh, duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì, kết hợp uống nhiều nước giúp nhanh đảo thải dịch dư thừa từ thận, giảm triệu chứng sưng và viêm.
  • Có thể sử dụng túi chườm lạnh giúp giảm sưng, đau và viêm hiệu quả.
  • Thực hiện thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, chú ý các chỉ số nồng độ acid uric định kỳ.
  • Giảm căng thẳng, hạn chế stress: Căng thẳng hay stress có thể dẫn đến các đợt bùng phát bệnh.
  • Liệu pháp phẫu thuật nội soi khớp được chỉ định trong trường hợp khớp bị viêm kéo dài. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bớt bao hoạt dịch của khớp. Đối với khớp bị hư hoàn toàn, có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo.
To top