Yêu thích
Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Menu
Menu

Bài viết

01. Cơ xương khớp 13. Khác

BỆNH GOUT Ở TAY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH GOUT Ở TAY

Bệnh gout là căn bệnh liên quan đến xương khớp phổ biến, gây ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, do cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric, ảnh hưởng tới các khớp trên cơ thể như khớp cổ tay, ngón chân… 

Bệnh gout ở tay là do các tinh thể kết tinh từ axit uric sẽ tích tụ ở cổ tay, các gân xung quanh và trong các niêm mạc khớp của cổ tay, gây đau và viêm.

Đối tượng dễ bị gout ở cổ tay

Các khớp cổ tay bị gout có dấu hiệu sưng tấy

Những người có bệnh lý liên quan đến thận, tiểu đường, các vấn đề về huyết áp, dùng thuốc điều trị ung thư, có các bệnh ngoài da như bệnh viêm da, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, chấn thương cổ tay, thường xuyên căng thẳng, nam giới dưới 65 tuổi là đối tượng dễ bị gout cổ tay.

Dấu hiệu bệnh gout ở tay?

Dấu hiệu chung của bệnh gout?

Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm. 

Dấu hiệu bệnh gout ở tay?

Các khớp cổ tay bị gout có dấu hiệu sưng tấy

Ở những người bị gout ở tay sẽ có một số biểu hiện đặc trưng sau:

Sưng tấy, nóng cổ tay

Các khớp cổ tay chịu ảnh hưởng bởi gout sẽ có dấu hiệu sưng tấy kèm cảm giác nóng rát. Dần dần tình trạng này sẽ dần lan rộng ra những vị trí xung quanh.

Biểu hiện bất thường ở vùng da khớp tay

Xung quanh các khớp cổ tay, khớp ngón tay có dấu hiệu, hiện tượng bong tróc da kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Lâu ngày tại các vị trí này sẽ dần hình thành nên nhiều vết có màu tím đỏ tương tự với căn bệnh nhiễm trùng. 

Thường xuyên có cảm giác đau nhức tay

Người bị gout ở tay thường có cảm giác đau nhức, khó chịu tại các vị trí khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay,… Cơn đau sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn thường xuyên dùng tay chạm vào hoặc va đập vào vị trí bị gout.

Khi xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội thường kéo dài trong vài giờ, đau âm ỉ, nhiều lần và nặng hơn vào ban đêm. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh gây mất ngủ, cơ thể mệt mỏi. 

Xuất hiện những hạt tophi

Nếu người bệnh không phát hiện sớm những dấu hiệu gout ở tay và điều trị kịp thời, lâu dần sẽ hình thành các khối u phát triển trên các khớp, đó còn gọi là hạt tophi. Nếu không thể kiểm soát, hạt tophi sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và lở loét. 

Khó khăn trong việc cử động tay

Người bị gout ở tay luôn có cảm giác đau nhức, khó chịu. Đặc biệt hơn khi thực hiện cử động các khớp ngón tay, cổ tay. Ngoài ra, các khớp tay cũng không thể chuyển động linh hoạt, có thể gặp nhiều khó khăn trong những hoạt động cầm nắm. Hơn thế, lâu ngày còn có nguy cơ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, teo cơ. 

Bệnh gout ở tay có nguy hiểm không?

Bệnh gout ở tay thường tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại khôn lường, cụ thể như:

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh: Gây nên những nỗi đau đớn, khó chịu, thường xuyên xảy ra vào ban đêm nên khiến người bệnh trong trạng thái thiếu ngủ, mệt mỏi, dẫn đến suy nhược cơ thể, sinh ra nhiều bệnh lý khác.
  • Gây tổn thương trực tiếp lên xương khớp: Bệnh gout nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý có thể dẫn đến nguy cơ lở loét, viêm khớp, nguy hiểm hơn là có khả năng gây nên liệt cổ tay.
  • Hủy hoại các chức năng của thận: Những người bị gout có hàm lượng axit uric trong máu khá cao, dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận, suy thận. 
  • Tai biến mạch máu não: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của gout là dẫn đến tổn thương van tim, tích tụ máu ở mạch máu não, gây ra nguy cơ mắc bệnh như đột quỵ, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim,…
Gout gây lở loét, viêm khớp

Mặc dù đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, tuy nhiên nếu biết điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể khống chế các triệu chứng của bệnh. 

Các phương pháp điều trị bệnh gout ở tay

Khi phát hiện bản thân mình có các dấu hiệu mắc gout ở tay, người bệnh nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để đưa ra chủ định điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. 

Điều trị nội khoa

Thuốc Colchicine hỗ trợ giảm triệu chứng gout

Một số loại thuốc hỗ trợ giảm axit uric máu và kháng viêm mà bác sĩ chuyên khoa thường kê cho người bệnh để làm giảm triệu chứng của bệnh gout ở tay:

  • Thuốc kháng viêm: Sử dụng trong giai đoạn cơn gút cấp. Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm sưng tái phát.
  • Thuốc giảm axit uric: Được chỉ định trong giai đoạn mãn tính, có tác dụng phòng ngừa cơn gút cấp tái phát. 

Điều trị ngoại khoa

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, nếu tình trạng bệnh gout đã trở nên nên nghiêm trọng thì có thể sẽ phải cần đến phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ nốt tophi ở tay hoặc chân, ví dụ trong một số những trường hợp như:

  • Bội nhiễm nốt tophi.
  • Bệnh gút gây ra biến chứng lở, loét.
  • Nốt tophi xuất hiện với kích thước khá lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng về tính thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày như cầm, nắm, di chuyển,…
To top
X